Cấu trúc câu của động từ TO BE
Ôn lại Đại Cương VỀ ĐỘNG TỪ TO BE
Sưu tầm từ một văn bản của bạn hữu. Có thể cũng không mới lạ chi cho các bạn trình độ cao, nhưng cũng có thể giúp cho một số bạn tự ôn lại vài điều về TO BE mà có thể mình đã quên không để ý đến.
ĐỘNG TỪ TO BE: Khi bắt tay vào học tiếng Anh tất nhiên chúng ta sẽ sớm làm quen với động-từ TO BE.
TO BE cùng với TO DO và TO HAVE là ba động từ căn bản trong tiếng Anh, và chúng xem như là một nhóm Động-từ căn-bản dùng làm những nhân-tố quan-trọng trong việc kết thành những cấu-trúc các câu nói hay viết của tiếng Anh.
Ý-nghĩa của TO BE là gì một khi nó được diễn tả sang tiếng Việt? Nếu bạn thử tự làm trắc nghiệm bản thân trả lời câu hỏi nầy và nếu bạn tìm ra được 6 ý-nghĩa liệt-kê sau đây : Thì- Là- Đang- Ở- Bị-Được . thì hoan-hô, bạn đã nắm được 6 ý nghĩa quan-trọng của TO BE rồi đấy. Nói một cách ngắn gọn nhất là : khi nào trong ngôn-từ tiếng Việt chúng ta có thể hiện lên một trong 6 ý nghĩa vừa nêu ra, chúng ta cần để ý sử-dụng BE để diễn dạt những ý đó sang tiếng Anh là điều tất-nhiên vậy.Các bạn hãy xem phần dẫn giải sau đây để ôn nhanh về TO BE :
1. BE = Thì : Khi đứng sau nó là một Tính-Từ [ Tính-Từ = Adjective ; là một lọai từ mô- tả tính-chất (tốt xấu), màu sắc (đỏ-xanh), hình dạng (Vuông-tròn), kích thước (lớn nhỏ) và vv..]. Giữa To Be và Tính-từ thường không có một từ nào khác, ngọai trừ một trạng-từ như very, a little bit chẳng-hạn để bổ sung ý nghĩa cho Tính-Từ. Hãy xem 2 thí-dụ sau đây : 1).She is intelligent- She is very intelligent . 2) This plan is different - This plan is a little bit different .
Tiếng Việt ta thường bỏ quên động từ "thì" trong trường hợp nầy, do đó với thí dụ 1 người Việt hay nói : Cô ấy thông-minh hoặc Cô ấy rất thông-minh .
Tiếng Việt chỉ thật-sự sử-dụng động-từ "thì" khi muốn nhấn-mạnh hoặc so-sánh khác biệt như trong thí-dụ sau : "Ai nấy đều nghèo, riêng anh ta thì giàu lắm." hoặc " Tôi thì khác với mọi người, tôi thích trời lạnh hơn." Nói tóm lại thì bạn đừng bao giờ quên TO BE khi đề cập đến ý-nghĩa "thì" . Bạn hãy dịch nhanh những câu ngắn như sau : -Anh ta rất cẩn-thận-Cô ấy gầy lắm-Chiếc xe nầy rất đắc tiền-Chúng tôi rất vui- Bọn chúng đói bụng-
2. BE = Là : Khi đứng sau nó là một Danh-từ [ Danh-Từ : Noun : Là một từ chỉ cho một người, một vật, một nơi chốn và một sự việc.] Ý-nghĩa " Là " nầy tương-đối dễ nhận ra vì trong tiếng Anh lẫn tiếng Việt, người ta không bỏ quên TO BE trong trường-hợp nầy.Những thí dụ sau đây tất-nhiên cũng dễ hiểu :
1) I am a teacher ( Tôi là một thầy-giáo) 2) We are the employees of that company.(Chúng tôi là nhân-viên của Công-ty đó). 3) We are employees . ( Chúng tôi là nhân-viên) 4) It is a city not a village. ( Nó là một thành-phố không là một làng quê.)
Các bạn chú-ý một chi tiết nhỏ nhưng cũng quan-trọng trong văn-phạm ở 3 thí-dụ nầy như sau :
a) Nếu sau To Be = Là có một danh-từ số ít thì trước danh-từ đó phải có một Mạo-Từ [a, an, hoặc the].
b) Nếu sau To Be = Là có một danh-từ số Nhiều thì trước danh-từ đó phải có một Mạo-Từ The còn thêm một cụm từ khác bổ-sung thêm ý-nghĩa gì đó cho danh-từ số nhiều nầy, như trong thí dụ số (2) và
c) Nếu sau To Be = Là có một danh-từ số Nhiều thì trước danh-từ đó không cần phải có một Mạo-Từ nào cả khi danh-từ nầy chỉ đứng riêng lẻ một mình; như trong thí-dụ số (3)
3. BE = Ở Khi đứng sau nó là một Giới-từ [ Giới-từ : Pòosition : là một từ -tạm hiểu ở đây- để chỉ đến một nơi chốn như in, on, at, under, above, before, behind, in front of...] Và theo luật văn-phạm thì sau mỗi Giới-từ sẽ là một Danh-Từ hoặc một Danh-Động-Từ (Gerund = Verb-ING)
Ý-nghĩa "Là" biến sang nghĩa "ở" của BE chỉ khác nhau ở việc có hay không có một giới-từ. Hai thí-dụ sau đây sẽ cho bạn thấy rỏ điều nầy :
1) It is a car. (Nó là một chiếc xe) và
2) It is in a car (Nó ở trong một chiếc xe)
4. BE = Đang : BE mang ý-nghĩa "đang" khi tiếp sau nó là một động-từ có dạng Verb Ing [ đây là thì Present Continuous = Hiện-Tại Tiếp-Diễn ]
*☺Present Continuous có khi cũng gọi là Present Progressive dùng để để diễn tả một hành-động có một trong những tính-chất sau :
* Hành-động đang xãy ra khi chúng ta đề cập đến trong đối thọai :
>We are reading a lesson about the verb "To Be"
* Hành động đang thực-hiện lâu dài trong hiện-tại :
> They are building a new bridge.
* Một kế-hoặch, chương-trình của một cá-nhân sẽ làm trong tương lai.
> I'm leaving for Hànội next month.
> What are you doing this weekend? ( Bạn tính làm gì cuối tuần nầy?)
*☺ Present Continuous ở thể phủ-định thường biểu lộ một lập-trường cương-quyết sẽ không làm một việc gì đó; hoặc cứng rắn ngăn cấm ai đó sẽ không làm hành động nào đó trong tương lai gần: >I am not giving that much money to him.
(Tôi sẽ không cho hắn nhiều tiền như vậy đâu.)
Stay here. And you are not going anywhere.
5/6 .BE = Bị / Được : Trong tiếng Việt "Bị" và "Được" khác nhau theo chủ-quan. Điều hay vui, tốt đẹp xảy đến cho chủ-ngữ , đó là "Được" và trái lại "Bị" thể-hiện tính chất "Không may, gây thiệt hại, thua thiệt"; nhưng trong tiếng Anh thì trên cấu trúc câu, hai ý-nghĩa "Bị/Được" đều mang cùng chung một cấu trúc là BE Quá-Khứ Phân-Từ : Một thí-dụ sau đây cho thấy vấn đề đã nêu ra: > One passenger was killed and the other was saved
Một hành khách bị chết và người kia được cứu sống.
Quá-Khứ Phân-Từ : Past Participle
Quá-Khứ Phân-Từ : Past Participle: Là một cấu-trúc đặc-biệt của Động-từ-mà chúng ta đã thường gọi là V3 để phân-biệt với V2 là Simple Past.
• ☺Đối với Động-từ Quy-tắc thì Past Participle và Simple Past giống nhau về cách viết là VERB ED.
• ☺Đối với Động-từ Bất Quy-Tắc thì Past Participle và Simple Past không theo nguyên-tắc kể trên :
a) Chúng có thể hòan tòan giống nhau [ Nhưng nhắc lại là không phải Verb ED] :
Ví-dụ : cut/cut- spread/spread- bought/bought.
b) chúng đều khác với Động-từ gốc :
ví-dụ : Drink/Drank/Drunk- See/Saw/Seen-Get/Got/Gotten.
Động từ Bất Quy-tắc có chừng khỏang trên dưới 200 , được sử-dụng khá nhiều trong tiếng Anh. Các bạn sẽ lo rằng làm sao mà nhớ hay học thuộc tất cả những Past Participle. Điều nầy không đáng bận tâm vì trong quá-trình trao-luyện tiếng Anh thì chúng ta tự nhiên sẽ quen dần và thuộc những Quá-Khứ Phân-từ nầy mà không cần phải chủ ý học thuộc.
Động-từ trong tiếng Anh có thể tạm chia làm 3 nhóm :
Động-từ hành-động( Energetic Verbs),
Động-từ mô tả( Linking Verbs ) và
Khuyết Động-từ.(Modal Verbs)
Nhóm Động-từ hành-động và Động-từ mô tả cũng phân làm hai lọai : Động-từ Quy-tắc (Regular Verbs) và Động-từ Bất Quy-tắc(Irregular Verbs).
☺Mỗi động-từ chính nó luôn có 5 cấu-trúc biến-đổi:
1. Nguyên Động-Từ (Động-từ Nguyên mẫu) INFINITIVE : có TO đứng trước VERB .Thí dụ : To Do - To Work - To Drink
2. Thể Đơn ( Simple Form/Base Form / Verb-Word ) : Không có TO. Được dùng làm thì Simple Present, khi chia cho Ngôi Thứ 3 số Ít ( He/She/It) người ta thêm S hoặc ES vào chúng. .Thí-dụ : Do - Work - Drink
3. Quá-Khứ Đơn (Simple Past/ Preterite) = Verb ED đối với Động-Từ Quy-tắc (Regurlar Verbs) hoặc có cấu-trúc riêng cho nó đối với Động-từ Bất Quy-Tắc (Irregular Verbs). .Thí-dụ : Did - Worked - Drank
4. Quá-Khứ Phân-Từ ( Past Participle ) : có cấu-trúc giống với Simple Past đối với Động-Từ Quy-tắc; nhưng có cấu-trúc riêng biệt của nó đối với Động-Từ Bất Quy-tắc. .Thí dụ : Done- Worked - Drunk
5. Hiện-Tại Phân-Từ (Present Participle): nó chính là Verb ING :
Thí dụ : Doing- Working - Drinking
☺Một Verb ING mang nhiều tên gọi khác nhau (tùy theo vai trò của nó trong cấu-trúc câu) như:
Present Participle (Hiện-Tại Phân-Từ), Gerund (Danh Động-từ) hay Ing-FORM (Cấu tạo vần ING)
Quá-Khứ Phân-Từ : Past Participle
Quá-Khứ Phân-Từ : Past Participle sử-dụng với BE sẽ thành một câu ở Bị-Động-Cách (Passive Voice) : Trong câu nầy Chủ-Ngữ không thi-hành/thực-hiện/hay gây ra một hành động, mà lại là đối tượng chịu, bị hay được hành động tác động lên . Đây chính là ý-nghĩa 5 và 6 ( bị/được) ở phần kể trên.
Nếu bạn dùng thì Simple Past của BE là Was và Were Past Participle , ý nghĩa câu văn tất-nhiên cũng là chuyện quá-khứ : đã bị/được.
Nếu bạn dùng thì Future của BE là: Shall/Will BE Past Participle, ý nghĩa câu văn tất-nhiên cũng là chuyện Tương lai : sẽ bị/được.
Nếu bạn dùng thì Simple Present của BE là : am-is-are Past Participle , ý nghĩa câu văn tất-nhiên cũng là chuyện hiện-tại : hiện bị/được .
Quá-Khứ Phân-Từ : Past Participle sử-dụng với Have sẽ thành một câu ở Thì Hòan-Thành (Perfect Tense) và tên goịcủa chúng là
Hiện Tại Hòan-Thành (Present Perfect),
Quá-Khứ Hòan-Thành(Past Perfect) hay
Tương-Lai Hòan-Thành (Future Perfect)
sẽ do HAVE trong cấu-Trúc là Tense nào. (Chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề các thì PERFECT nầy ở một bài học sau.)
(SƯU TẦM)