Chúng ta nhớ lại cách học Tiếng Anh ngày xưa và chắc là vẫn còn tồn tại ở nhiều trường lớp, trung tâm ngày nay. Đó là chúng ta quá chú tâm vào từ vựng, ngữ pháp, làm bài tập, bài kiểm tra mà bỏ qua hay rất ít chú trọng đến việc luyện nghe, nói, giao tiếp, phát âm.
Chúng ta nhớ lại cách học Tiếng Anh ngày xưa và chắc là vẫn còn tồn tại ở nhiều trường lớp, trung tâm ngày nay. Đó là chúng ta quá chú tâm vào từ vựng, ngữ pháp, làm bài tập, bài kiểm tra mà bỏ qua hay rất ít chú trọng đến việc luyện nghe, nói, giao tiếp, phát âm.
Chúng ta cứ học theo cách thức như vậy - có khi là 10 năm hay hơn thế với trường lớp này trung tâm nọ, thầy cô này câu lạc bộ nọ nhưng tiếng Anh vẫn cứ giậm chân tại chỗ. Và đến bây giờ kết quả là không giao tiếp được Tiếng Anh, không tự tin dạy lại cho con trẻ.
Tôi tin quý vị không muốn con em mình cũng theo vết xe đổ về phương pháp học như vậy nữa.
Nền tảng bắt buộc đầu tiên để giao tiếp được, đó là trẻ cần 1 vốn ngôn ngữ nhất định, cụ thể là VỐN CÂU TỪ GIAO TIẾP. Câu từ ở đây là các ý hoàn chỉnh độc lập, các câu giao tiếp trọn vẹn để diễn tả 1 hành động, trạng thái, tính chất bao quát ở mọi ngóc ngách trong cuộc sống. Trẻ không thể nào diễn đạt hay giao tiếp được nếu trong đầu không có vốn câu từ để xuất ra. Hiểu nôm na là có đầu vào thì mới có đầu ra.
Một điểm hay của học câu từ giao tiếp nữa là – trẻ sẽ học được văn phong giao tiếp bản xứ một cách tự nhiên nhất. Người bản xứ rất tinh tế khi giao tiếp, không chỉ là việc truyền đạt thông tin mà yếu tố văn hóa sẽ được lồng ghép ngay ở trong đó.
Nền tảng thứ 2, không kém phần quang trọng đó là - CÓ GIỌNG CHUẨN BẢN XỨ ĐỂ LUYỆN TẬP THEO. Quý phụ huynh đã bao giờ nghe câu: “Children see. Children do”. Nghĩa là trẻ em sẽ bắt chước khi thấy người khác làm mà không cần suy nghĩ điều đó đúng hay sai.
Khả năng bắt chước của trẻ rất nhanh, hơn gấp nhiều lần người lớn. Thật nguy hiểm nếu trẻ bắt chước theo giọng Tiếng Anh không chuẩn – như Tiếng Anhh bồi, Tiếng Anh lắp ghép tự chế hay phát âm Tiếng Anh theo kiểu Tiếng Việt thì sẽ vô cùng khó sửa về sau khi việc phát âm sai đó đã trở thành thói quen. Trẻ tự mặc định xem đó là Tiếng Anh chuẩn vì những điều tiếp xúc đầu đời của trẻ, trẻ đều xem là chuẩn mực phải làm theo.
Vậy nên việc tiếp xúc với giọng bản xứ là điều kiện bắt buộc, giúp hình thành nền tảng phát âm chuẩn thì việc học tiếng Anh sau này sẽ dễ dàng hơn nhiều.
Nền tảng thứ 3 – đó là SỰ LUYỆN TẬP – cụ thể hơn LÀ SỰ LẶP ĐI LẶP LẠI. Dù người thầy truyền đạt kiến thức cô động, súc tích, hấp dẫn. Dù giáo trình dễ hiểu, khoa học nhưng bản thân người học không chủ động luyện tập thì không tài nào giao tiếp tiếng Anh được cả.
Sự nỗ lực của bản thân là yếu tố then chốt nhất, quyết định đến 90% sự thành bại khi làm bất cứ 1 điều gì. Học tiếng Anh cũng vậy thôi. Dù hiểu hết những gì giáo viên ngay tại lớp, dù nhớ hết mọi câu từ, biết cách phát âm..vv nhưng không dành thời gian tập luyện mỗi ngày thì những kiến thức sẽ bị thời gian bào mòn hay sẽ bị lãng quên bởi các hoạt động khác chi phối.
Vậy luyện tập thế nào mới là đúng để ngôn ngữ khắc sâu vào đầu?
Với mỗi câu từ, cần luyện tập ít nhất 200 lần – vì sao là con số đó mà không phải con số khác? Khoa học chứng minh được rằng 200 lần là số lần cần thiết để 1 đơn vị thông tin đi vào bộ não dài hạn, nghĩa là chúng đã biến thành thông tin của bạn và luôn nằm ở đó để phản xạ lại khi cần dùng trong thời gian từ 0 đến 7 giây.
Nền tảng thứ 4, vô cùng quan trọng nữa, đó là MÔI TRƯỜNG GIAO TIẾP.
Với trẻ bản xứ được sống trong môi trường gần: gia đình có cha me, ông bà, người thân, hay trường lớp có thầy cô nên rất dễ dàng để tiếp nhận ngôn ngữ. Mỗi lần giao tiếp với người khác là một lần luyện tập với trẻ.
Tất nhiên nếu nói sai, trẻ sẽ được chỉnh sửa câu sao cho đúng. Dần dà qua nhiều lần, nhiều tháng, nhiều năm như vậy, nếu trẻ bản xứ nói sai thì được sửa – nói đúng thì được khuyến khích nên khả năng ngôn ngữ nhờ thế mà phát triển tự nhiên.
Thời gian trẻ ở bên gia đình gần như là 24/24 nên lúc nào trẻ cũng được tiếp nhận ngôn ngữ. Nhờ vậy mà mà khả năng nạp và phản xạ ngôn ngữ được trao dồi không ngừng. Đây là môi trường vàng để ngôn ngữ của trẻ hình thành và phát triển.
Nhưng với trẻ người Việt thì sao? Chẳng lẽ qua nước ngoài sinh sống để học Tiếng Anh? Đó là điều rất khó trừ khi cả gia đình sang định cư lâu dài ở nước ngoài.
Vậy đâu là môi trường luyện tập hoàn hảo? Tôi đoán quý phụ huynh sẽ nghĩ đến việc: Đi gặp tây ba lô, đi đến các câu lạc bộ hay các trung tâm anh ngữ - tôi thì lại cho rằng đó không phải là cách tối ưu lắm, nhất là khi trẻ chưa có nhiều vốn ngôn ngữ.
Lý do là khi luyện tập ở những nơi đó, thời gian được luyện tập giao tiếp sẽ rất hạn chế vì có nhiều người cũng muốn đến đó luyện tập như bạn. Không phải ông tây ba lô nào hay giáo viên nào cũng đủ kiên nhẫn hay đủ thời gian hướng dẫn cho trẻ từng câu từng từ một. Nếu trẻ không có cơ hội ở gần những người đó thì chưa chắc đã tự luyện tập được do không có sự hướng dẫn của họ.
Câu hỏi đặt ra là luyện ở đâu thì tốt nhất? Đó là một môi trường giúp trẻ chủ động luyện tập bất cứ ở đâu khi nào và được chỉ dẫn cách đọc chuẩn bản xứ. Và tất nhiên là môi trường đó đánh giá, đo lượng được việc trẻ phát âm đó là chuẩn hay chưa không khác gì một người thầy bên cạnh.
Ở đó, môi trường sẽ phản xạ mô phỏng giao tiếp như 1 lần trẻ được thực tập ở bên ngoài đời thực. Luyện tập với môi trường phản xạ càng nhiều thì khả năng nhuần nhuyễn càng cao. Trẻ không phải luyện tập 1 mình – trẻ sẽ phản xạ và được hệ thống nhận diện giọng nói ghi lại để từ đó so khớp với giọng chuẩn.
Nếu trẻ nói chưa chuẩn, hệ thống sẽ nhắc nhở cần luyện tập thêm tới khi nào phát âm đúng mới thôi.
Trên đây là chia sẻ 4 nền tảng bắt buộc để bất cứ ai thể giao tiếp giỏi Tiếng Anh, bất kể là người lớn hay trẻ em. Người bản xứ cũng nhờ vậy mới để giao tiếp được.