Từ Điển, ngoài việc hỗ trợ người dùng biết nghĩa và cách phát âm của từ, thì việc sử dụng Từ Điển đúng cách và hiệu quả sẽ giúp phát triển các kỹ năng Anh ngữ vì không chỉ dùng để tra cứu mà Từ Điển còn cung cấp rất nhiều thông tin hữu ích về ngôn từ và ngữ pháp phổ biến. Bạn đã sử dụng Từ Điển đúng cách?
1. Thấu hiểu Từ Điển
Chọn đúng loại Từ Điển.
Hiện nay Từ Điển nhiều các Từ Điển chuyên ngành, Từ Điển hỗ trợ như: Idioms, Thesaurus.
Lưu ý rằng hiện đang có các phiên bản Từ Điển được biên dịch song song với giải nghĩa của Từ Điển gốc, những cuốn Từ Điển dạng này sẽ hữu dụng hơn hẳn Từ Điển nguyên bản vì người dùng sẽ nắm được nghĩa nhanh và chính xác hơn.
Đọc qua phần giới thiệu của Từ Điển.
Chúng ta thường hay bỏ qua phần giới thiệu này, dù đây là một phần khá quan trọng cho việc sử dụng Từ Điển hiệu quả.
Phần giới thiệu sẽ cung cấp cho người dùng các thông tin về
cách bố trí các tính năng, đầu mục. Thường các Từ Điển sẽ đưa ra từ chính trước, sau đó sẽ đến các từ liên quan đến từ đó cũng như cách từ đó được dùng trong câu.
Phần này cũng sẽ giải thích các thông tin quan trọng như cách trình bày các dạng từ, các ký tự phát âm. Đồng thời cũng cho người dùng biết thêm các từ có phát âm tương đương. Việc này sẽ trở nên cực kỳ hữu dụng khi bạn nghe 1 từ và không chắc lắm về cách phát âm của nó.
Ví dụ, bạn nghe một từ phát âm giống từ “not”, tuy nhiên đó có thể là từ “knot” vì âm “k” bị lướt qua, khi đó tính năng này của Từ Điển sẽ giúp bạn.
Tìm hiểu các từ viết tắt.
Từ Điển thường sử dụng các từ viết tắt trong phần mô tả nghĩa của từ. Do đó sẽ có đôi lúc bạn sẽ bị lúng túng khi chưa nắm rõ các từ viết tắt này. Thông thường, Từ Điển thường có 1 danh sách giải thích các từ viết tắt này ở những trang đầu của Từ Điển hoặc nằm trong phần giới thiệu.
Ví dụ: từ “adj” tượng trưng cho từ “adjective” và sẽ cho bạn biết từ mà mình đang tra cứu là loại từ gì. Tương tự, các từ “Adv” hay “Advb” ứng với 2 từ “Adverb; Adverbial”.
Tìm hiểu phần hướng dẫn phát âm.
Chúng ta khi dùng Từ Điển thường nhảy ngay vào phần nghĩa từ mà đôi khi quên mất phần hướng dẫn phát âm này. Mục này bao gồm các ký tự dùng trong phát âm và từ ví dụ cho âm đó. Nhờ vậy khi tra từ, ta có thể phát âm chính xác hơn khi nhìn vào phần mô tả phát âm nằm trong 2 dấu “/”.
2. Tra từ hiệu quả
Tìm kiếm đúng phân vùng của từ qua ký tự đầu tiên của từ đó.
Đa phần các Từ Điển được sắp xếp theo thứ tự “A B C – Z”, ta có thể tận dụng việc này để cải thiện tối đa tốc độ tra từ. Ví dụ, từ “book” bắt đầu bằng ký tự “b” vậy nó sẽ nằm giữa phân vùng “a” và “c”. Ngoài ra chúng ta có thể tạo các Letter note và dán vào đầu mỗi phân vùng để tiện tra cứu.
Lưu ý các từ đặc biệt không phát âm ký tự đầu tiên; ví dụ như từ “Psychology” với từ “P” bị ẩn trong phần phát âm. Tương tự với một số từ khác như: “Whole”, “Knock”.
Khi tra cứu từ, nếu bạn chưa xác định được từ đầu tiên là gì, hãy bắt đầu với âm đầu tiên mà bạn nghe thấy. Nếu bạn không tìm thấy từ này trong phân vùng đó, hãy mở rộng phân vùng tìm kiếm và lưu ý đến những từ đặc biệt như “Psychology” hay “Whole” – những từ không phát âm ký tự đầu.
Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến các từ phát âm giống nhau nhưng viết ra lại khác nhau. Ví dụ như từ “throne” và “throw” đều phát âm giống nhau nhưng mặt chữ và nghĩa thì lại khắc hẳn. Vì vậy, bạn nên cẩn thận với những trường hợp này nhé.
Chú ý đến các từ giới hạn nội dung.
Đây là hai từ hiển thị ở góc trên các trang, các từ này giúp bạn nắm được loại từ có trong hai trang đó. Những từ này sẽ giúp bạn tìm ra đúng từ cần kiếm nhanh hơn.
Ví dụ: Để tra từ “bramble” chúng ta sẽ bắt đầu với phân vùng “B”, khi ấy 2 từ giới hạn nằm góc trên của trang sẽ ghi “braid” và “bread”. Việc này cho thấy rằng tất cả các từ hiển thị trên 2 trang này sẽ có thứ tự nằm giữa “braid” va “bread” – cụ thể hơn những từ có ký tự từ “b – r - a” đến “b – r – e” sẽ nằm trong vùng này. Theo thứ tự Alpha B, từ chúng ta cần tìm “bramble” – “b - r – a” sẽ nằm trước “b – r – e”. Khi sử dụng quen chúng ta sẽ có thể tiết kiệm một lượng lớn thời gian để tra cứu từ vựng, thay vì ngồi tra theo từng từ.
Ngoài ra, chúng ta có thể tận dụng việc sắp xếp theo thứ tự Alpha B này để lướt tới từ cần tìm. Ví dụ để tra từ Future sau khi chúng ta xác định được phân vùng cụ thể như bước trên, chúng ta sẽ lướt qua các từ gốc “f – u – s” “f - u – r” để tới “f – u – t” và tìm được từ future một cách dễ dàng.
Đọc kỹ phần giải nghĩa.
Khi bạn đã kiếm được đúng từ, thì phần giải nghĩa sẽ cho bạn biết chính xác các nghĩa của từ đó (nếu từ có nhiều nghĩa, thì phần này sẽ hiển thị nghĩa thông dụng nhất lên trên), cách phát âm, cách viết hoa (nếu là danh từ riêng), thành phần trong câu ..v..v
Một vấn đề chúng ta thường gặp khi tra Từ Điển Anh - Anh đó là không hiểu hết được nghĩa, và hay phải tra thêm từ trong phần định nghĩa. Vấn để này sẽ được giải quyết triệt để nếu bạn sử dụng Từ Điển Song ngữ Anh – Việt mà điển hình là Từ Điển OALD Song ngữ Anh – Việt.
Trong phần này chúng ta cũng có thể thấy thêm các từ đồng nghĩa, trái nghĩa giúp mở rộng thêm vốn từ của bản thân. Ví dụ khi chúng ta tra từ “futile”, chúng ta có thể sẽ thấy thêm từ đồng nghĩa như “fruitless”, và từ trái nghĩa như “effectvie”. Bạn cũng có thể thấy thêm các từ Family Word của từ "futile" như “futility”.
Và đặc biệt trong Từ Điển OALD song ngữ Anh Việt cũng mang đầy đủ các tính năng của nguyên bản như “Oxford 3000 Plus” - đánh dấu các từ và các nghĩa quan trọng - chú thích từ chuyên ngành, từ học thuật cũng như các ghi chú về Collocations – từ dùng kèm - và các mục Language Bank. Những tính năng này sẽ rất hữu dụng cho bạn trong việc nhanh chóng mở rộng vốn từ của mình.
Ngoài ra, phần giải nghĩa cũng cung cấp các câu ví dụ sử dụng từ, hay tách bạch rõ phát âm theo giọng Anh và giọng Mỹ.
Bạn có thể sử dụng Từ Điển điện tử để thay thế.
Từ Điển trực tuyến nay đã trở nên khá thông dụng và dễ sử dụng. Bạn chỉ cần nhập từ cần kiếm vào và sau đó hệ thống sẽ trả kết quả cho bạn gần như ngay lập tức.
Chúng ta có thể sử dụng cả chức năng tìm kiếm dưới dạng hình ảnh của Google để có thể hiểu và ghi nhớ từ tốt hơn.
Lưu ý rằng các Từ Điển trực tuyến miễn phí này có thể chưa cung cấp đầy đủ ngữ nghĩa như Từ Điển giấy, và đôi khi cũng có một vài điểm chưa chính xác. Vì vậy, nếu sau khi tra một từ mà chúng ta vẫn còn không chắc nghĩa chính xác của từ là gì, thì ta nên kiểm tra thêm Từ Điển giấy
3. Tận dụng tối đa các tính năng của Từ Điển.
Writing tutor.
Chức năng này được sử dụng rất nhiều để thực hành kỹ năng viết trong cả học hành lẫn công việc. Ví dụ như Oxford Writing Tutor sẽ hướng dẫn bạn đi từ các bài essay, cho đến các dạng report, review, letter, email ..v..v
Biết thêm nhiều kiến thức thực tế.
Các Từ Điển đôi khi có kèm theo cả các phần mô tả kèm hình ảnh, hay các thông tin về kinh tế, lịch sử ..v..v vào trong phần giải nghĩa. Thậm chí Từ Điển Oxford còn có cả một mục Visual Vocabulary Builder cung cấp từ vựng theo chủ đề qua các hình ảnh minh họa, giúp người dùng có thể hiểu ngay nghĩa tương đương.
Hãy biến việc tra Từ Điển thành một niềm vui.
Biết thêm điều mới, thông tin mới là một niềm vui và biết thêm nhiều từ mới cũng vậy. Hãy dành một chút thời gian rảnh, mở Từ Điển ra 1 trang ngẫu nhiên, lướt và tìm ba đến năm từ lạ, ghi chú lại và sử dụng những từ này trong vài ngày tới. Vừa học vừa tìm cảm hứng ngay trong chính cuốn Từ Điển của bạn.
Cuối cùng, mời bạn click tham khảo vào Từ Điển Tách Ghép Âm Anh Việt - Từ điển tách ghép âm duy nhất trên thế giới. ĐẦY ĐỦ, chi tiết, gồm PHÁT ÂM GIỌNG MỸ, TÁCH GHÉP TỪNG ÂM dễ dàng bắt chước.
Nguồn: sưu tầm